Dấu hiệu nhận biết răng bị sâu và cách điều trị hiệu quả nhất

Đăng vào 05/07/2025

Răng bị sâu là vấn đề nha khoa thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Sâu răng không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà còn là kẻ thù thầm lặng, âm thầm phá hủy nụ cười và sức khỏe người bệnh.

Răng bị sâu không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà còn là kẻ thù thầm lặng, âm thầm phá hủy sức khỏe người bệnh

Răng bị sâu không chỉ gây khó chịu, đau đớn mà còn là kẻ thù thầm lặng, âm thầm phá hủy sức khỏe người bệnh

Nguyên nhân răng bị sâu

Sâu đục răng hình thành do nhiều yếu tố kết hợp, chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn trên bề mặt răng. Bên cạnh đó,một số nguyên nhân thường gặp khiến răng bị sâu là:

Mất men răng

Men răng là lớp bảo vệ cứng chắc bên ngoài của răng. Khi lớp men bị bào mòn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào ngà răng bên trong.

Răng nhiều vết lồi, lõm

Những rãnh, hố trên bề mặt răng (đặc biệt là răng hàm) khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt, khó vệ sinh sạch sẽ, tạo môi trường để vi khuẩn sâu răng phát triển.

Răng cùng bị sâu nhiều rãnh khiến thức ăn dễ mắc kẹt và khó vệ sinh

Răng cùng bị sâu nhiều rãnh khiến thức ăn dễ mắc kẹt và khó vệ sinh

Chế độ ăn uống không khoa học

Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm và thức uống chứa nhiều đường, tinh bột sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh axit phá hủy men răng nhanh chóng, khiến răng sâu bị đen.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Thói quen chải răng không thường xuyên, đánh răng sai kỹ thuật hoặc không sử dùng chỉ nha khoa sẽ khiến mảng bám, vi khuẩn sâu răng không được loại bỏ.

Rối loạn ăn uống

Các bệnh lý như chứng cuồng ăn (bulimia) hoặc trào ngược dạ dày thực quản sẽ làm axit trong dạ dày trào ngược lên khoang miệng. Điều đó gây mòn men răng và tăng nguy cơ sâu răng thủng lỗ.

Răng bị sâu có những triệu chứng nào?

Dấu hiệu sâu răng có sự khác nhau, tùy thuộc vào mức độ sâu răng như sau:

  • Đau răng: Cảm giác đau có thể tự phát hoặc đau mà không có nguyên nhân rõ ràng, đặc biệt vào ban đêm.
  • Răng nhạy cảm: Răng ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống quá nóng, quá lạnh, quá ngọt hoặc quá chua.
  • Lỗ hổng trên răng: Người bệnh sẽ nhìn thấy răng bị ăn sâu 1 lỗ to màu đen, nâu hoặc trắng đục. Ban đầu chỉ là một chấm nhỏ rồi lớn dần và phá hủy răng.
  • Răng nhuộm màu nâu, đen hoặc trắng: Đây là những dấu hiệu đầu tiên của sự đổi màu do sâu chân răng gây ra.
  • Đau khi cắn: Khi lỗ sâu trong răng lớn, tác động của lực cắn gây đau răng sâu từ bên trong.
  • Nướu sưng hoặc chảy máu: Bị sâu ăn răng sẽ gây viêm nhiễm lan rộng, sưng hoặc chảy máu nướu dù không có tác động từ bên ngoài.
  • Hơi thở có mùi: Vi khuẩn trong lỗ sâu tạo ra mùi hôi, tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Tác hại khi răng sâu nặng

Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Sâu răng lâu ngày sẽ khiến răng sâu bị vỡ hết, lung lay do cấu trúc bị phá hủy nghiêm trọng khiến răng yếu đi và dễ bị vỡ.

Sâu răng lâu ngày phá hủy cấu trúc khiến răng yếu đi và dễ vỡ 

Sâu răng lâu ngày phá hủy cấu trúc khiến răng yếu đi và dễ vỡ

Nguy hiểm hơn, vi khuẩn từ lỗ sâu sẽ tấn công vào tủy răng và gây viêm, khiến người bệnh đau nhức dữ dội. Ngoài ra, vi khuẩn sâu răng sẽ lan sang nướu, xuống xương hàm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các giai đoạn sâu răng

Khi bị sâu răng, người bệnh sẽ trải qua 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, răng tiếp xúc với lượng lớn axit do vi khuẩn tạo ra, hình thành mảng bám. Khi những mảng bám không được làm sạch, bề mặt răng dần mất đi các khoáng chất. Từ đó, men răng suy yếu và xuất hiện những đốm trắng nhỏ trên răng.

Giai đoạn 2

Quá trình phá vỡ men răng diễn ra rõ rệt hơn ở giai đoạn 2. Những đốm trắng ban đầu sẽ chuyển sang màu nâu do khoáng chất bị mất đi nhiều hơn khiến men răng suy yếu. 

Giai đoạn 3

Đến giai đoạn 3, vi khuẩn sâu răng đã ăn vào lớp ngà bên dưới men răng. Ngà răng mềm hơn men răng và chứa các ống dẫn đến dây thần kinh của răng. Do đó, khi vi khuẩn phá hủy ngà răng, người bệnh bắt đầu cảm thấy ê buốt nhẹ.

Giai đoạn 4 

Đây là giai đoạn ngà răng đã phân hủy hoàn toàn để lộ tủy răng. Khi sâu răng bắt đầu ảnh hưởng đến tủy, người bệnh sẽ bị kích ứng, sưng tấy, độ nhạy cảm của răng tăng lên và đau nhức dữ dội. Tổn thương tủy ở giai đoạn đầu có thể điều trị và phục hồi. Tuy nhiên, nếu để quá muộn, việc lấy tủy hoặc nhổ răng là điều khó tránh khỏi.

Giai đoạn 5

Bước vào giai đoạn cuối cùng, đây là lúc sâu răng nặng nhất vì tủy đã tổn thương nghiêm trọng. Vi khuẩn lây lan bên trong răng, gần các mạch máu cùng dây thần kinh, dẫn đến tình trạng viêm tủy nghiêm trọng và hình thành áp xe răng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội, cơn đau lan vào hàm và cần được điều trị ngay lập tức.

Phương pháp điều trị sâu ăn răng

Tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn sâu răng, nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:

  • Điều trị bằng fluoride: Áp dụng cho giai đoạn đầu, khi men răng mới bị tổn thương nhẹ. Nha sĩ sẽ bôi fluoride lên bề mặt răng để tái khoáng hóa men răng, tăng cường độ cứng cho răng và ngăn ngừa bệnh nặng hơn.
  • Trám răng: Phương pháp phổ biến cho sâu răng ở mức độ nhẹ, mới hình thành lỗ sâu nhỏ hoặc vừa chớm sâu. Nha sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị sâu, làm sạch và lấp đầy lỗ sâu bằng vật liệu trám răng như composite hoặc amalgam.
  • Bọc răng sứ: Khi răng bị sâu quá lớn, cấu trúc răng còn lại yếu không thể trám được hoặc răng đã điều trị tủy, nha sĩ sẽ mài nhỏ răng và bọc một mão răng sứ bên ngoài để bảo vệ, khôi phục hình dạng, chức năng của răng.
  • Điều trị tủy răng: Áp dụng khi sâu răng đã ăn vào tủy gây viêm. Nha sĩ sẽ loại bỏ phần tủy bị viêm hoặc hoại tử để làm sạch ống tủy và trám bít lại. Sau khi điều trị, người bệnh nên bọc sứ để bảo vệ.
  • Nhổ răng: Đây là lựa chọn cuối cùng khi răng bị sâu quá nặng, không thể phục hồi bằng các phương pháp khác hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng lân cận.
Nhổ răng được chỉ định khi răng sâu quá nặng

Nhổ răng được chỉ định khi răng sâu quá nặng

Cách phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả

Để chăm sóc sức khỏe răng miệng, phòng ngừa sâu răng quay trở lại sau điều trị, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày với kem đánh răng chứa fluoride, đặc biệt là sau bữa ăn.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước hàng ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giữa các kẽ răng mà bàn chải không tới được.
  • Hạn chế thực phẩm và thức uống chứa nhiều đường. Khi sử dụng, hãy súc miệng hoặc đánh răng ngay sau đó.
  • Uống đủ nước để giữ cho khoang miệng ẩm giúp rửa trôi vi khuẩn và thức ăn thừa.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần tại nha khoa để được kiểm tra, làm sạch răng chuyên nghiệp và phát hiện sớm các vấn đề răng miệng.
  • Sử dụng nước súc miệng chứa fluoride theo hướng dẫn của nha sĩ để vệ sinh răng miệng và ngăn ngừa sâu răng.

Những câu hỏi thường gặp về răng bị sâu

Răng bị sâu gần hết có điều trị được không?

Răng bị sâu gần hết vẫn có thể điều trị được, tùy thuộc vào tình trạng còn lại của chân răng và mức độ tổn thương tủy. Nếu chân răng chắc và không bị viêm nhiễm quá nặng sẽ tiến hành điều trị tủy, sau đó bọc sứ để khôi phục lại răng. Tuy nhiên, nếu răng đã bị vỡ hoàn toàn, lung lay nhiều hoặc nhiễm trùng đã lan rộng xuống xương hàm, nhổ bỏ răng là giải pháp duy nhất.

Răng sâu có phục hồi được không?

Ở giai đoạn chớm sâu, men răng sẽ được tái khoáng hóa và phục hồi một phần bằng fluoride. Tuy nhiên, răng đã hình thành lỗ sâu, phần men và ngà bị mất không thể tự phục hồi hoàn toàn.

Khi sâu hình thành lỗ, men và ngà răng không thể tự phục hồi

Khi sâu hình thành lỗ, men và ngà răng không thể tự phục hồi

Răng sâu có lây không?

Vi khuẩn răng sâu có thể lây từ răng này sang răng khác, từ người này sang người kia qua nước bọt. Khi bị sâu răng, người bệnh nên đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để điều trị kịp thời, tránh lây cho các răng khác.

Sâu chân răng số 7 có nên nhổ không?

Việc nhổ răng số 7 bị sâu vỡ hay không phụ thuộc vào mức độ sâu và tình trạng tổng thể của răng:

  • Nếu sâu chân răng không quá nghiêm trọng, còn tủy răng có thể điều trị được hoặc phục hình bằng bọc sứ để bảo tồn răng.
  • Trường hợp sâu quá nặng, nhiễm trùng lan rộng gây viêm xương hàm hoặc không còn khả năng phục hồi. Nhổ răng số 7 là cần thiết để tránh ảnh hưởng đến các răng khác và sức khỏe tổng thể.
  • Răng số 7 là răng hàm quan trọng trong việc ăn nhai. Vì vậy, quyết định nhổ răng cần được xem xét kỹ lưỡng bởi nha sĩ sau khi chụp X-quang và đánh giá toàn diện. Nếu phải nhổ, nha sĩ sẽ tư vấn các phương pháp phục hình thích hợp để đảm bảo chức năng ăn nhai.

Răng bị sâu là một vấn đề răng miệng phổ biến nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng ngừa được. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, nhận biết sớm các dấu hiệu, áp dụng những phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mỗi người. 

Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:

Hotline: 0976 654 560

Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bùi Thị Ngọc Oanh
FacebookTwitterTumblrInstagramBlogger
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.

NhaKhoaHub

Gọi 0976654560