Nhổ răng khôn xong nên làm gì? Cách hồi phục nhanh chóng
Nhổ răng khôn xong nên làm gì? Răng khôn sau khi nhổ cần được chăm sóc lưỡng để giảm đau và hạn chế các ko biến chứng. Nhổ răng khôn tuy là một tiểu phẫu nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng như viêm nhiễm, u nang, sâu răng các răng kế cận. Do vậy người nhổ răng cần lưu ý về quá trình hồi phục khoa học, đúng cách.

Chăm sóc khoa học sau khi nhổ răng khôn sẽ hạn chế biến chứng mà còn thúc đẩy vết thương nhanh lành
Nhổ răng khôn xong nên làm gì?
Sau khi kết thúc tiểu phẫu nhổ răng khôn, người bệnh cần tuân thủ quy định sau để ổn định vết thương:
Cắn bông gạc cầm máu
Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ đặt bông gạc vào vùng nhổ để cầm máu. Bạn cần cắn và giữ trong vòng 30 – 45 phút để máu đông nhanh hơn. Nếu sau đó vẫn chảy máu, cá nhân nên thay miếng gạc mới và tiếp tục cắn thêm 30 phút nữa.
Chườm lạnh giúp giảm sưng
Trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng khôn nên chườm đá bên ngoài vùng vừa nhổ răng. Chườm lạnh giúp mạch máu co lại, giảm sưng viêm và kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Dùng thuốc theo đơn kê
Thông thường, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau, chống viêm và kháng sinh. Người bệnh cần uống thuốc đúng liều lượng và theo thời gian chỉ định để tránh nhiễm khuẩn cũng như hạn chế cơn đau.
Cử động miệng nhẹ nhàng
Tránh mở miệng lớn, nói chuyện liên tục hoặc nhai thức ăn cứng trong tối thiểu 24 – 48 giờ đầu để không làm tổn thương bên trong hàm. Điều này sẽ tránh tình trạng chảy máu kéo dài giúp vết thương nhanh lành.
Giữ vệ sinh răng miệng
Dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch miệng từ ngày thứ 2 sau khi nhổ. Mục đích của việc này là giảm vi khuẩn và viêm nhiễm tại vùng nhổ răng.
Nghỉ ngơi, không vận mạnh
Nên nghỉ ngơi trong 1 – 2 ngày đầu bởi việc vận động mạnh hoặc hoạt động thể chất sẽ làm tăng huyết áp, gây chảy máu nhiều.

Sau khi nhổ nên dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn trong 1 – 2 ngày đầu
Chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng khôn để nhanh hồi phục
Cung hàm là vị trí có tần suất hoạt động nhiều do nói chuyện, ăn, nhai hay đánh răng. Do đó, người sau khi nhổ răng khôn sẽ có chế độ ăn hay vệ sinh riêng nhằm đảm bảo vết thương ở hàm được an toàn.
Kiểm soát cơn đau và tấy
Đau nhức và sưng nhẹ là điều bình thường sau khi nhổ răng khôn. Điều cần làm là sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ, chườm lạnh hoặc ấm theo giai đoạn phù hợp sẽ giúp giảm sưng nhanh chóng.
Chế độ ăn uống
Ăn thức ăn mềm, nguội và dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố trong những ngày đầu sau tiểu phẫu. Tránh tuyệt đối các món ăn cay nóng, cứng, giòn có nguy cơ mắc kẹt tại vị trí nhổ.
Vệ sinh răng miệng
Quy trình vệ sinh răng sau nhổ vẫn cần tuân theo khuyến nghị của nha khoa, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày nhưng không chà trực tiếp vào phần hàm vừa nhổ trong 24 – 48h đầu. Việc súc miệng cần được thực hiện nhẹ nhàng, không súc mạnh vào vết khâu.
Chải răng đúng cách
Từ ngày thứ 2 trở đi, người nhổ được phép đánh răng bằng bàn chải mềm và kem đánh răng loại dịu nhẹ. Cách chải răng đúng là chải bề mặt ngoài theo hình tròn hoặc lên xuống, sau đó làm tương tự với mặt trong và mặt nhai. Lưu ý chải răng nhẹ nhàng, biên độ đều.
Tránh hoạt động gây nhiễm trùng
Người sau khi nhổ răng không hút thuốc lá, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích trong tối thiểu 1 tuần bởi chúng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Những điều cần lưu ý về răng khôn sau khi nhổ
5 thông tin cần chú ý khi nhổ răng khôn 1 bên hoặc cả 2 bên:
Nhổ răng khôn uống thuốc gì?
Các thuốc thường được kê đơn sau khi nhổ răng khôn là Paracetamol hoặc Ibuprofen. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng kết hợp với thuốc kháng sinh nếu cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nhổ răng khôn 2 tháng vẫn đau phải làm sao?
Nếu sau 2 tháng vẫn đau nhức hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người nhổ nên tái khám sớm. Tình trạng này có thể xảy ra do sót chân răng, viêm xương ổ răng hoặc nhiễm trùng sâu nên cần can thiệp sớm. Theo quy định, Nhà nước có BHYT nhổ răng khôn nếu bệnh nhân có các triệu chứng nguy hiểm như áp xe, viêm nhiễm hay được bác sĩ chỉ định nhổ răng.
Khi nào có thể tháo chỉ nhổ răng khôn?
Thời gian tháo chỉ phổ biến là sau 7 – 10 ngày. Nếu sử dụng chỉ tự tiêu, chỉ sẽ tự tan sau khoảng 10 – 14 ngày mà không tới cơ sở y tế.
Quá trình lành vết thương
Vết thương nhổ răng khôn sẽ lành hoàn toàn sau 2 – 3 tuần, trong đó giai đoạn quan trọng nhất là tuần đầu tiên. Sau tuần đầu tiên, cảm giác đau và sưng sẽ giảm dần.
Review nhổ răng khôn tiền mê
Nhổ răng khôn dưới gây mê tĩnh mạch (tiền mê) được đánh giá là phương pháp nhổ ít gây đau đớn, đặc biệt phù hợp với người sợ đau. Người nhổ sẽ được tiêm thuốc an thần và giảm đau, rơi vào trạng thái hôn mê mức độ nhẹ trong suốt quá trình phẫu thuật và tỉnh dậy sau khi đã hoàn thành. Nhổ răng tiền mê sẽ giảm được cảm giác căng thẳng, sợ hãi hơn so với cách gây tê cục bộ thông thường.

Nhổ răng khôn tiền mê ít gây đau đớn do người nhổ sẽ ngủ trong quá trình tiểu phẫu
Nhổ răng khôn xong nên làm gì? Câu trả lời là chăm sóc đúng cách và khoa học thì sẽ phục hồi nhanh chóng cũng như tránh được nhiều biến chứng đáng tiếc. Người bệnh luôn tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ và tái khám đúng hẹn để đảm bảo vết thương an toàn.
Hotline: 0976 654 560
Email: [email protected]
Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội