12 dấu hiệu nhổ răng khôn bị nhiễm trùng và các cách xử lý

Đăng vào 04/07/2025

Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng có nhiều dấu hiệu từ thể nhẹ như sưng đau tới thể nặng như mưng mủ, áp xe. Trong đó, hàm có cảm giác đau nhức và xuất hiện mủ là những biểu hiện dễ thấy nhất. Khi phát hiện bất kỳ điểm bất thường nào, người bệnh cần tới phòng khám răng sớm.

Hàm có cảm giác đau và sưng tấy là biểu hiện của nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Hàm có cảm giác đau và sưng tấy là biểu hiện của nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Việc phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Một số dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Đau nhức không thuyên giảm: Ê răng hàm trên và dưới, đau kéo dài hơn bình thường, không thuyên giảm ngay cả khi dùng thuốc giảm đau.
  • Khó thở, khó nuốt thức ăn: Tình trạng này xảy ra khi nhiễm trùng lan rộng, gây sưng viêm và cản trở đường thở, đường ăn uống.
  • Chảy máu tại vết nhổ: Vết nhổ chảy máu liên tục, không đông lại hoặc tiếp tục chảy lại sau vài ngày là cho thấy khả năng bị nhiễm trùng.
  • Nướu sưng tấy: Nướu ửng đỏ, sưng lên rõ rệt và có cảm giác đau khi chạm vào.
  • Hôi miệng, miệng có vị lạ: Miệng nặng mùi, nước bọt vị khác lạ là dấu hiệu vi khuẩn đang hoạt động tại vùng ổ răng.
  • Tê buốt kéo dài: Đây là hiện tượng dây thần kinh ở răng bị kích thích hoặc có ổ viêm do nhiễm trùng.
  • Xuất hiện mủ: Vùng nhổ răng khôn mưng mủ cho thấy tình trạng nhiễm trùng đang xảy ra nghiêm trọng.
  • Đau khi cử động miệng: Miệng đau khi nói, ăn hoặc nhai là co các cơ và mô mềm xung quanh ổ răng bị viêm, không thể hoạt động bình thường.
  • Sốt liên tục: Sốt cao trên 38°C, đau nhức, mệt mỏi liên tục nhiều ngày là phản ứng của cơ thể với nhiễm trùng.
  • Răng nhạy cảm hơn: Một vị trí bị nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng tới các răng kế cận, khiến chúng trở nên dễ bị kích thích hơn bởi nhiệt độ hay thức ăn.
  • Sưng hạch bạch huyết: Khi vùng nhiễm trùng lan rộng, bạch huyết ở cổ và hàm sẽ nổi lên để kháng lại vi khuẩn.
  • Cơ thể mệt mỏi: Toàn thân đau nhức, lạnh người và mệt mỏi là dấu hiệu chung cho thấy cơ thể đang chống chọi với nhiễm trùng.

Nguyên nhân răng khôn sau khi nhổ bị nhiễm trùng

Việc nhổ răng khôn là thủ thuật xâm lấn nên luôn có nguy cơ nhiễm trùng. Các nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:

  • Vệ sinh không đúng cách khiến thức ăn và vi khuẩn tích tụ tại vết thương.
  • Bệnh nhân uống kháng sinh không đủ liều, không tuân theo đơn thuốc của bác sĩ nên tình trạng bệnh không thuyên giảm.
  • Kỹ thuật mổ răng khôn của bác sĩ không cao, quy trình thực hiện không được vô trùng đủ bước khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào.
  • Người có sức đề kháng yếu sẵn cũng là lý do khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường cũng có khả năng cao do dùng nhiều thuốc chứ steroid. 
  • Người bệnh có chế độ ăn uống không hợp lý, ăn thức ăn cứng, cay, nóng làm tổn thương thêm vùng vết nhổ.
Ăn đồ cay nóng hoặc đồ cứng khiến vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng

Ăn đồ cay nóng hoặc đồ cứng khiến vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng

Những biến chứng cho nhiễm trùng mổ răng khôn

Khi nhiễm trùng không được xử lý kịp thời, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm xương ổ răng: Ổ răng bị viêm nhiễm kéo dài, rất đau đớn và khó lành; cơn đau có thể lan tới đỉnh đầu và tai. Tình trạng này thường thấy ở người hút nhiều thuốc hoặc người nhổ răng khôn ở hàm dưới. 
  • Viêm xương tủy hàm: Vi khuẩn xâm nhập sâu vào tủy xương gây nhiễm trùng tủy răng, đau đớn, sốt cao và sưng to trong 1 – 4 tuần. Khi chụp X – quang, bác sĩ có thể thấy được mảnh xương chết. Cùng với đó, người bệnh cũng có khả năng nhiễm trùng lợi răng do vi khuẩn.
  • Hoại tử xương hàm:  Thuộc nhóm tình trạng nghiêm trọng, có thể cần phẫu thuật loại bỏ xương hoại tử. Dấu hiệu nhận biết ban đầu là đau răng, lung lay răng bên cạnh, nổi mủ,…
  • Lan ra các vùng lân cận: Viêm lan sang các mô mềm, gây áp xe vùng mặt, cổ.
  • Nhiễm trùng huyết: Là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, đe dọa tính mạng do vi khuẩn lan vào máu. Dòng máu trong cơ thể sẽ bị suy giảm, gián đoạn quá trình nuôi cơ quan trọng.
  • Viêm tấy, hoạt tử sàn miệng Ludwig: Sưng đỏ, nóng đau và có thể gây sốt cao, cần chữa nhanh chóng để tránh tổn thương sâu.

Cách xử lý răng khôn bị nhiễm trùng

Răng khôn bị nhiễm trùng sau khi nhổ có thể giải quyết tại nhà trong thời gian đầu. Nếu tình trạng không thuyên giảm, người bệnh cần tới cơ sở y tế để có phương pháp điều trị triệt để.

Xử lý nhiễm trùng tại nhà với trường hợp nhẹ

Việc tự can thiệp cần có sự chỉ dẫn cụ thể từ bác sĩ, không tự ý điều trị. Các biện pháp tại nhà bao gồm:

  • Chườm nóng hoặc lạnh: Giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả trong 24h đầu.
  • Vệ sinh đúng cách: Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn theo chỉ dẫn; chải răng ít nhất 2 lần/ngày một cách nhẹ nhàng.
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: Ăn thức ăn mềm, không ăn đồ nóng, cay hoặc cứng. Thực đơn nên ưu tiên cháo, súp, sinh tố và ít gia vị.
  • Dùng thuốc theo đơn kê: Cần uống thuốc đúng liều, đúng thời gian.
  • Tái khám: Thực hiện đúng lịch hẹn tái khám để theo dõi và điều chỉnh điều trị nếu cần.

Quy trình xử lý nhiễm trùng chuẩn y khoa

Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp sau:

  • Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc sẽ được chỉ định nếu cá nhân bị nhiễm trùng từ vi khuẩn. Thành phần trong thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn, kiểm soát nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Dẫn lưu áp xe: Thực hiện để loại bỏ mủ và dịch nhiễm trùng nhằm giảm áp lực đau bằng việc rạch ổ mủ.
  • Làm sạch ổ răng: Nạo rửa ổ răng để loại bỏ các mảnh vụn và vi khuẩn tích tụ trong ổ răng.
  • Ghép xương nếu bị hoại tử: Là kỹ thuật ghép thêm xương để phục hồi vùng xương đã bị hư tổn nặng, từ đó hàm sẽ cứng và chắc hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt.
  • Điều trị nhiễm trùng trong trường hợp nặng: Có thể cần nhập viện để điều trị nội khoa nếu có các biểu hiện nguy cấp sau: Mưng mủ trắng hoặc vàng, chảy máu liên tục, cơn đau lan rộng ra toàn bộ đầu hoặc xuống cổ, khó mở miệng, miệng nặng mùi,…

Những điều cần lưu ý để hạn chế nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nhổ răng thường. Vậy phải làm gì để phòng tránh nhiễm trùng sau tiểu phẫu?

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ: Vệ sinh kỹ lưỡng, uống thuốc đúng chỉ định.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn thức ăn mềm, giàu dinh dưỡng, ăn theo thực đơn lành mạnh.
  • Tránh hút thuốc và uống rượu: Các chất này làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và chống lại các nguy cơ nhiễm trùng tốt hơn.
Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và chống lại các nguy cơ nhiễm trùng tốt hơn

Nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và chống lại các nguy cơ nhiễm trùng tốt hơn

Nhổ răng khôn bị nhiễm trùng sẽ có những biến chứng nguy hiểm nếu không có giải pháp kịp thời. Hơn hết, người nhổ cần lựa chọn nha khoa uy tín ngay từ ban đầu để tránh các hệ quả về sau. Tham khảo Nhakhoahub – Nền tảng review nha khoa, cung cấp đầy đủ thông tin về nha sĩ, dịch vụ và cơ sở vật chất một cách khách quan cho người dùng.

Mọi nhu cầu tìm nha khoa uy tín gần nhà hoặc thông tin chi tiết về nha khoa, độc giả vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí qua:

Hotline: 0976 654 560

Email: [email protected]

Địa chỉ: Số 104, ngõ 54 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Bùi Thị Ngọc Oanh
FacebookTwitterTumblrInstagramBlogger
Luôn trăn trở để mang đến những thông tin khách quan, thực sự có ích cho người dùng là giá trị mà tôi hướng tới.

NhaKhoaHub

Gọi 0976654560